Những điều không nên nói khi giao tiếp với cấp trên

Khi gặp bất kỳ vấn đề nào cần hỏi người quản lý, bạn hãy tìm hiểu kỹ những gì cần hỏi hoặc tìm trước những giải pháp để trình bày với các sếp chứ không nên hỏi họ rằng bạn nên làm gì.

1. “Điều đó không thể thực hiện được”

Đây là một câu nói mà không nhà quản lý nào muốn nghe từ nhân viên của mình. Khi Chúng ta thực sự muốn điều gì đó thì chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ ra cách để hoàn thành nó. Khi bắt tay vào thực hiện thì giải pháp mới thực sự xuất hiện, đó mói chính là chìa khóa cho sự đổi mới chứ không phải dập tắt nỗ lực từ ban đầu.

2. “Chúng ta đã luôn luôn làm theo cách này”

Các nhà quản lý thường muốn nhân viên của mình tham gia vào cuộc đối thoại cởi mở. Tuy nhiên, cụm từ “Chúng ta đã luôn luôn làm theo cách này” là một điều các sếp thực sự không thích nghe. Cụm từ này trái ngược với các giá trị của một nền văn hóa làm việc cộng tác và cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến để thay đổi cho tốt hơn.

3. “Nếu tôi không được tăng lương, tôi sẽ nghỉ việc”

Bạn không nên đe dọa người quản lý của bạn cho dù bạn có thể nghĩ rằng việc này sẽ thành công. Cấp trên của bạn cũng có thể nghĩ rằng: OK. Nếu bạn muốn thì bạn cứ việc nghỉ. Rõ ràng bạn sẽ gặp bất lợi trong tình thế này, vì vậy hãy thận trọng và khôn khéo trong cách ứng xử để không phải hối hận khi hành động thiếu khôn ngoan.

4. “Tôi đã quyết định thay đổi một công việc mới vì tôi không hài lòng với công việc ở đây”

Nếu không tìm thấy niềm vui và tương lai trong công việc, đừng vội trách móc người quản lý của bạn, vì có thể do chính bạn chưa nỗ lực và cởi mở với họ. Sẽ rất không công bằng nếu bạn không cho người quản lý cơ hội sửa chữa vấn đề hoặc giúp nhân viên tìm ra vai trò mới trong tổ chức.
Điều quan trọng là phải cho sếp của bạn có cơ hội làm mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của bạn trước khi bạn quyết định từ bỏ công việc của mình. Hầu hết các nhà quản lý cũng muốn nhân viên của mình chia sẻ những vấn đề của họ sớm hơn trước khi đi đến quyết định bỏ việc.

5. “Tôi bị quá tải trong công việc”

Dù bạn gắn bó với nơi làm việc và tỏ ra thân thiết với nhà quản lý của mình nhưng cũng đừng vì thế mà tỏ ra thiếu chuyên nghiệp trong cách ứng xử của mình, bởi vì họ vẫn là giám sát của bạn và nơi làm việc cần có sự nghiêm túc. Nếu trễ deadline hay bị quá tải, hãy tự tìm cách sắp xếp để hoàn thành đúng trách nhiệm được giao thay vì phàn nàn với sếp.

6. “Tôi nên làm gì?”

Khi gặp bất kỳ vấn đề nào cần hỏi người quản lý, bạn hãy tìm hiểu kỹ những gì cần hỏi hoặc tìm trước những giải pháp để trình bày với các sếp chứ không nên hỏi họ rằng bạn nên làm gì.

7. “Chúng ta đã không đạt được mục tiêu bởi vì…”

Biện hộ sẽ không giúp bạn có được bất cứ thứ già mà bạn muốn. Câu này thường xuất phát từ các công ty hoặc nhân viên thất bại, và họ thường đổ lỗi cho sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ, thời tiết, tính thời vụ và một danh sách các lý do khác. Hãy giải quyết các vấn đề ngay khi bạn nhận ra chúng, thay vì đợi đến khi thât bại mới viện lý do.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *