Mẹo nhỏ giúp bạn dành được thiện cảm của sếp

Kỹ năng giao tiếp: Hãy cho sếp thấy bạn luôn tự tin trong giao tiếp để làm chủ những cuộc đối thoại với khác hàng nhưng vẫn biết lắng nghe, thấu hiểu và tiếp thu ý kiến đóng góp.

Hiểu cách làm việc của sếp

Khi làm việc, hãy để ý xem cấp trên thích trao đổi qua e-mail hay bàn luận trực tiếp để hành xử phù hợp. Cũng đừng quên rằng dù sếp có tài giỏi thì vẫn có lúc căng thẳng, mệt mỏi… thế nên khi cô ấy chán nản vì công việc không như ý, bạn nên động viên: “Chị đã làm rất tốt rồi”. Ngược lại, khi sếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bạn nhớ khen ngợi nhưng đừng quá đà kẻo bị xem là kẻ nịnh hót đấy.

Không làm việc bằng cảm xúc

Không nên để cảm xúc cá nhân xen vào công việc cũng như đừng gửi e-mail cho sếp và đồng nghiệp trong lúc tâm trạng đang nóng giận hoặc thất vọng. Nên chịu khó với cộng sự, hãy viết e-mail nhưng đừng gửi, mà hãy đọc đi đọc lại đến khi bình tĩnh và bắt đầu sửa dần nội dung để mang tính xây dựng hơn. Cuối thư, nhớ hỏi ý kiến của sếp về giải pháp, sếp sẽ đánh giá cao khả năng ngoại giao của bạn.

Sẵn sàng hỗ trợ

Khi sếp đang bộn bề trong công việc là lúc bạn thể hiện sự tận tâm và năng lực gánh vác, đỡ đần cho cấp trên. Cách ghi điểm này sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình, sự tín nhiệm và cả lòng cảm kích của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên “ra tay trượng nghĩa” khi nào bản thân có đủ thời gian và khả năng để làm công việc ấy.

Luôn đúng giờ

Người lãnh đạo nào cũng muốn mỗi sáng tới công ty đã thấy nhân viên đang say sưa làm việc. Mỗi đồng lương còn đồng nghĩa với thái độ, trách nhiệm của từng người, thế nên chuyên cần và chăm chỉ là hai tố chất hàng đầu để sếp đánh giá cấp dưới. Một điều quan trọng nữa là đừng bao giờ tới trễ trong các cuộc họp có sự tham dự của sếp vì bất kỳ lý do gì.

Không đổ lỗi

Điều khiến cấp trên khó chịu nhất là sự thiếu trách nhiệm của nhân viên. Do đó, mỗi khi gặp vấn đề, thay vì tìm cách “thoát tội”, bạn hãy chủ động phân tích và đưa ra hướng giải quyết. Người sếp giỏi chắc chắn sẽ ghi nhận sự thành khẩn này và giúp bạn giải quyết khó khăn.

Chủ động trong công việc

Chủ động trong công việc đừng để cấp trên phải nhắc nhở bạn làm việc đúng tiến độ. Nhiệm vụ của bạn phải luôn chủ động báo cáo tình hình công việc mỗi khi hoàn thành. Hạn chế hỏi sếp những câu mà bạn đã biết trước câu trả lời. Cô ấy có thể nghĩ rằng bạn lười suy nghĩ, kém linh động.

Có những phút thư giãn ngoài công việc

Thử tìm điểm chung của bạn và sếp để có những cuộc điện thoại, gặp gỡ ngoài công việc. Điều này sẽ làm cho cả hai cảm thấy gần gũi và cởi mở với nhau hơn.

Đừng vòng vo lẩn tránh sự thật

Bạn gặp chuyện đột xuất nên không thể đến công ty. Thay vì nhắn tin ngụy biện rằng mình đang ốm, hãy gọi điện trực tiếp để trình bày thẳng thắn với sếp. Cách này vừa thể hiện bạn là một người thành thật, vừa không làm cấp trên khó chịu vì chắc chắn họ sẽ biết bạn chỉ viện cớ đau bệnh để trốn việc.

Để trở thành nhân viên lý tưởng

Tôn trọng đồng nghiệp: Mỗi người có điểm mạnh, yếu khác nhau, đừng vội đánh giá thấp đồng nghiệp chỉ vì bạn không thích thái độ hoặc cách làm việc của họ. Hãy là một cộng sự biết hợp tác và tôn trọng năng lực riêng của từng cá nhân.

Không ngừng học hỏi: Công việc luôn thay đổi, mới mẻ hơn mỗi ngày, do đó, nhà tuyển dụng cũng trông đợi nhân viên sẵn lòng học hỏi, cầu tiến và phấn đấu trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức để bắt kịp nhịp sống hiện đại.

Kỹ năng giao tiếp: Hãy cho sếp thấy bạn luôn tự tin trong giao tiếp để làm chủ những cuộc đối thoại với khác hàng nhưng vẫn biết lắng nghe, thấu hiểu và tiếp thu ý kiến đóng góp.

Giải quyết công việc sáng tạo: Đừng chỉ trích sai lầm của người khác, mà hãy cùng suy nghĩ để khắc phục vấn đề khỏi lối mòn. Phê phán rất dễ nhưng đóng góp xây dựng mới khó.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *